Một buổi sáng tháng năm năm 1953, Bác dành hẳn một ngày đến chơi với các cháu trong trại mẩu giáo ở chiến khu.
Bác đến mà không báo trước. Nhưng bác vừa qua con đường suối nhỏ, bước vào cổng trại, thì các cháu bé đã nhận ra Bác.
Các cháu chạy ra ôm chầm Bác . Cháu Minh Phương nhỏ nhất, được bác bế lên, cháu hôn Bác và vuốt râu bác, bác xếp các cháu đứng thành vòng quanh chân, rồi Bác hồn nhiên cầm tay các cháu cùng nhảy múa. Xong rồi, Bác chia kẹo và rút trong túi áo nâu ra một bộ ảnh màu. Bác cho các cháu xem và đố các cháu bức ảnh vẽ cái gì. Đến trưa, Bác ăn chung vói các chị em giáo viên.
Ăn xong, Bác đã đi nằm được một lúc thì ở cuối dãy nhà bên kia sân có tiếng ho của một em bé. Bác gọi cho chị Hòa lên hỏi: Cháu nào ho đấy? Cô phải liệu chăm nom và đừng để lây lang sang cháu khác. Rồi bác dặn thêm chị Đơ: Ngoài vườn có cây dại, giữ gìn đừng cho các cháu ăn phải quả độc ấy. Chiều đến, Bác lại ra sân múa hát vói các cháu.
Lúc Bác về Trung ương rồi, đồng bào có biếu Bác chai mật ong. Bác không uống, Bác bảo để dành cho các cháu. Một lần nửa bác nhận được hộp bánh ngon, Bác bảo tận tay mang cho các cháu.
Lần thứ hai Bác tới thăm khu trại mẫu giáo
10 giờ trưa máy bay giặc lượn lờ nhiều vòng trên đầu rồi ném bom xuống bản bên cạnh. Dạo này địch ráo riết thực hiện chiến dich Na –Va, hằng ngày ném bom bắn phá căn cứ địa của ta., Bác ngồi dưới hầm, ôm các cháu vào lòng. Máy bay đi rồi, Bác bảo các đồng chí ở đây nội ngày mai phải chuyển các cháu vào khu Bác ở, ở đấy hầm có hố chắc hơn. Các chị chuyển lòi Bác lên đồng chí phụ trách. Đồng chí này cân nhắc: Chỗ Bác làm việc cần giữ yên tỉnh, bí mật, an toàn.
Vậy tạm thời bố trí người để mỗi sáng đưa các cháu vào rừng tối đưa về trại. Trong khi đó trại sẽ sửa sang lại hẩm hố cho các cháu “
Chiều hôm sau, Bác gọi đồng chí phụ trách hỏi tình hình. Sau khi nghe chuyện ấy, giọng Bác lại trầm xuống “ Nội đêm hôm nay, nếu các cô, các chú không chuyền hết các cháu về chổ Bác, thì bác không thể nào yên tâm được”
Lần này, lời nhắc nhở của Bác thấm thía vô cùng, và ngay trong đêm hôm ấy, một đơn vị bộ đội được điều động đến, mỗi chiến sỹ cỏng một em, lội đồng, vượt núi đưa vào khu rừng nơi Bác ở.
Khi Bác Hồ còn sống, hằng năm vào ngày Quốc tế thiếu nhi, Người luôn viết thư thăm hỏi, động viên các cháu cố gắng thi đua học tập, lao động tấm lòng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam ví như trời biển. Nỗi thương nhớ của Bác đối với các cháu không bao giờ vơi cạn. Cho đến ngày Bác phải đi xa, Người đã để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng và đặc biệt cho "toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng". Trong mỗi giai đoạn của cách mạng cũng như của cuộc đời đầy cống hiến và hy sinh của mình, trẻ em luôn là lớp "công dân đặc biệt" được Hồ Chí Minh dành sự quan tâm sâu sát. Chăm lo cho thế hệ trẻ, cho trẻ em thể hiện trong phong cách sống, trong đạo đức, trong tầm nhìn chiến lược và khoa học của Người. Trong bản di chúc của mình, Bác Hồ hai lần nhắc đến nhi đồng. Đoạn mở đầu, Bác viết: “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”. Ở đoạn kết thúc, Bác lại viết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng”.
Và thấm nhuần tư tưởng của Bác, ngày nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Công tác chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội”
Tình yêu thương vô hạn của Bác để lại cho nhi đồng Việt Nam của những ngày đã qua, bây giờ và mãi về sau là niềm tự hào mãnh liệt, lòng thành kính cao vời và niềm kiêu hãnh biết bao khi được hát về Người:
Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh
Hơn chúng em nhi đồng
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh
Hơn thiếu nhi Việt Nam...
Chi bộ 2
Ý kiến bạn đọc